Thánh Tôma Aquinô

Linh Mục Tiến Sĩ (1225 – 1274)
1. Cuộc đời
Tôma sinh năm 1226 tại lâu đài Roccasecca thuộc vương quốc Napoli. Cha là Landolfo quê vùng Lmbardia, trờ thành công tước quý phái ở Roccasecca miền nam nước Ý. Mẹ gốc Đức. Từ thuở, cậu được giáo dục tại Đan viện Montecassino. Năm 14 tuổi, cậu được gởi đến đại học Napoli. Cậu có thể nhắc lại với các sinh viên bài học vừa nghe một cách đầy đủ và rõ rang như các giáo sư. Cậu muốn gia nhập Dòng Đa Minh nhưng các anh không muốn cậu trở thành một ‘tu sĩ ăn xin’. Tôma bị giam một nam nhưng đã vượt thắng thử thách, trốn khỏi gia đình và gia nhập Dòng vào năm 1244. Sau đó, Cha được đi học tại Paris dưới sự hướng dẫn của thánh Albertô Cả. Năm 1256, Cha trở thành giáo sư thần họ và dành suốt cuộc đời để giảng dậy và nghiên cứu Kinh thánh.

Năm 1259 Cha từ chối trở thành Tổng Giám Mục Napoli để trở thành Thần học gia của giáo triều Roma. Trong thời gian từ năm 1259 đến 1269, ngài phục vụ Đức Giáo Hoàng Urbain IV. Trong các tác phẩm, ngài đã soạn quyển “Dây xích mạ vàng” để giúp hàng giáo sĩ hiểu được Lời Chúa; “Tổng luận chống lại kẻ ngoại” để cung cấp cho các nhà truyền giáo nơi người Hồi Giáo một giáo lý đại kết vững vàng; “Phụng Vụ lễ Thánh Thể”, được Đức Giáo Hoàng Urbain IV thiết lập. Cha viết bộ ‘Tổng Luận Thần Học’ (1266-1273) với mục đích trình bầy đạo lý Kitô dựa trên nền tảng khoa học, triết học và thần học. Ngài đã cố gắng hòa giải giữa nghiên cứu thần học truyền thống với tư tưởng Aristote, xác quyết rằng không thể có đối nghịch giữa lý trí và mạc khải vì cả hai xuất phát từ Thiên Chúa: giữa đức tin Kitô và lý trí có sự hài hòa tự nhiên. Ngài là người tiêu biểu hàng đầu của triết học kinh viện.

Trong những năm 1269-1272, ngài ở Paris để bảo vệ tính hợp pháp của những trường Dòng mới được Hội Thánh chấp nhận, cũng như tính chính thống riêng của đường hướng triết học và thần học. Đường hướng này dựa trên thuyết Duy Thực của Aristote, gây nghi ngờ với phái cổ điển theo Augustinô mà trường phái Phanxicô đang đại diện. Trong thời gian này, ngài viết tác phẩm “Dẫn giải các tác phẩm của Aristote”; trong đó, ngài minh chứng cách áp dụng tư tưởng triết học Aristote vào việc giảng dạy thần học.

Cha được Đức Giáo Hoàng Gregorio X mời tham dự Công Đồng đại kết thứ 2 tại Lyon (1274) như cố vấn thần học để kết nối lại các Kitô hữu của Constantinople và Rôma. Ngài vừa viết xong một chuyên khảo về “Đức tin vào Chúa Ba Ngôi”. Cha ngã bệnh trên đường đi đến Lyon và ngã bênh nên xin được mang đến đan viện Biển đức Santa Maria di Fossanova. Dòng Biển đức đã đón nhận ngài khi mới 5 tuổi và đón ngài khi sắp qua đời tại ngày 07.03.1274.

Cha được Đức Giáo Hoàng Gioan XXII phong thánh vào ngày 18.1.1323, khi tuyên bố thánh Tôma đã làm nhiều phép lạ cũng bằng các đề tài ngài viết. Ngày 11-5-1567, Đức Piô V đã tuyên phong thánh Tôma là vị tiến sĩ thứ năm của Giáo Hội với biệt hiệu “Tiến Sĩ Thiên Thần”. Ngày 4-8-1880 Đức Lêo XIII đã đặt người làm bổn mạng các đại học và học đường Công giáo. Theo luật phụng vụ canh tân, lễ kính người được mừng vào ngày 28.1 kỷ niệm việc chuyển hài cốt người về Toulouse.

2. Con đường nên thánh
Trong khi cậu cùng các tu sĩ đang đi bộ về Bologna, thị bị bắt bởi vài kỵ sĩ do anh Rainaldo hướng dẫn. Cậu được đưa về Roccasecca. Mẹ cậu khuyên cậu không nên vào Dòng Đa Minh nhưng không thành công. Bà gian cậu tại pháo đài Monte San Giovanni trong suốt một năm. Các anh dẫn đến một cô gái rất đẹp với hy vọng rằng cô ta có thể dụ dỗ cậu. Cậu cầm một thanh củi đang cháy từ lò sưởi lao mình về phía người phụ nữ làm chị hoảng sợ chạy trốn; sau đó cậu ta vẽ một cây thánh giá lớn trên tường bằng than hồng và cầu nguyện. Sau đó, hai thiên thần xuất hiện thắt dây trinh khiết biểu hiện huy chương chiến thắng cho Tôma.

Thánh Tôma thú nhận mình đã kín múc tất cả sự thông thái ấy nơi Chúa qua suy niệm và cầu nguyện. Người nổi tiếng về đời sống trong trắng, trung thành với kỷ luật tu trì. Người đã thể hiện sứ vụ riêng của Dòng Đa Minh là phục vụ Lời Chúa, trong tinh thần khó nghèo tự nguyện, qua việc bền bỉ nghiên cứu thần học, chuyên cần khám phá, say sưa chiêm niệm và thông truyền chân lý cho tha nhân.

Thánh Tôma đã dốc toàn lực phục vụ Chân Lý, khao khát đạt đến Chân Lý, đón nhận Chân Lý bất cứ từ đâu đến, và nôn nóng chia sẻ Lời Chân Lý cho người khác. Người hết sức khiêm tốn và đầy tình người trong cách đối nhân sử thế. Người là một danh sư lỗi lạc về đạo lý, và là một nhà giảng thuyết đầy sức hấp dẫn khi trình bày các chân lý Tin Mừng. Người đã để lại rất nhiều tác phẩm trình bày sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng như của nhân loại. Những tác phẩm ấy cho thấy sự hài hòa chặt chẽ giữa các chân lý mạc khải và chân lý tự nhiên.

Thánh Tôma rất sùng kính Chúa Cứu Thế, đặc biệt trong mầu nhiệm Khổ Nạn và Thánh Thể. Người đã soạn thảo kinh phụng vụ tán dương mầu nhiệm Thánh Thể. Với tâm tình con thảo, người cũng nhiệt thành tôn kính Đức Trinh Nữ Maria, Thánh Mẫu Thiên Chúa.

Thánh Tôma cử hành Thánh lễ với tâm tình sốt sáng. Một lần tại Salerno, ngài đã bay bổng lên cao.

Thánh Tôma suy niệm về thương khó của Chúa Giêsu khi cử hành Thánh lễ, đôi khi khóc lâu giờ nên các anh đánh thức ngài dậy để hồi tỉnh và tiếp tục thánh lễ.

Khi biết mình gần chết, ngài xin được rước Mình Thánh Chúa như của ăn đường. Khi nhìn thấy Thánh Thể, ngài quì gối xuống đất và tràn đầy nước mắt trên khuôn mặt nói rằng “ Con đoan nhận Chúa là giá của sự cứu rỗi con. Vình tình yêu Chúa, con đã nghiên cứu, canh thức, làm việc, giảng và dậy về Chúa. Con không bao giờ nói về điều gì chống lại Chúa, nhưng nếu con có làm điều đó thì do không hiểu biết và do dốt nát. Con đã trao phó việc sửa chữa cho Hội Thánh Roma mà do vâng phục con dâng hiến cuộc đời này. Lạy Chúa Giêsu, Ngài là Vua Vinh Quang! Ngài là Con vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha’ Sau khi Rước lễ lần cuối cùng, ngài khóc thảm thiết. Ngài nhận bí tích Xức dầu bệnh nhân và qua đời sáng hôm sau.

Thánh Tôma được gọi là “người khôn ngoan trên tất cả các thánh và người thánh nhất trên các kẻ khôn ngoan”.

Thánh Tôma được tôn vinh làm Tiến sĩ Hội Thánh vào năm 1567. Ngài được gọi là “tiến sĩ Thiên Thần – Angelical Doctor” vào thế kỷ XVI vì đời sống thánh thiện, và “Tiến sĩ chung – Common Doctor” về khả năng tổng hợp và sự hiểu biết Thánh Truyền. Năm 1880, ngài được nâng lên làm thánh bảo trợ các đại học và các trường Công Giáo. Lễ kính của ngài được tổ chức vào ngày 28.1. Người từ trần tại Fossanova, ngày 7-3-1274, trên đường đi dự Công đồng Lyon tại Pháp. Đức Giáo Hoàng Gioan XXII đã tôn người lên bậc hiển thánh ngày 18-7-1323.

3. Đạo lý & tư tưởng
Thánh Tôma là nhà triết học và thần học xuất sắc và chói lọi nhất trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo.

Thánh Tôma Aquinô có biệt tài viết sách về Thiên Chúa đến nỗi khắp nơi trên thế giới và trải qua nhiều thế kỷ người ta đã sử dụng sách vở của ngài. Các bài giảng thuyết về Thiên Chúa và về đức tin của Tôma xuất phát từ tấm lòng yêu mến Thiên Chúa hết sức nồng nàn.

Lời cầu nguyện của Giáo Hội công nhận Thiên Chúa đã tạo ngài “thành một mẫu gương kỳ diệu trong việc tìm kiếm một đời sống thánh thiện và tình yêu với khoa học thánh”.

Khao khát sự thánh thiện từ khi còn thơ bé, ngài thực tập một kỷ luật nghiêm khắc trong suốt cuộc đời.

Chú trọng đến việc cầu nguyện và chiêm ngắm trên hết mọi sự. Trong một lần đối thoại hàng ngày với Chúa Giêsu, thánh Tôma nghe Thầy Chí Thánh dạy : ‘Tôma, con đã viết nhiều điều tốt đẹp về Ta, ngươi muốn ta thưởng gì cho con? – Lạy Chúa, không gì cả, ngoài chính Ngài.’

Thánh Tôma đã rút ra hiểu biết sâu xa nhờ suy niệm về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, ngài nói, ‘Người ta chỉ chuyển đạt cho kẻ khác điều mà người ta đã suy niệm”. Trong một cuộc thảo luận về Kinh Tin Kính, thánh nhân động viên các học sinh của mình: …Không một mẫu gương nhân đức nào mà lại thiếu vắng thập tự. Nếu anh muốn tìm một gương bác ái… một gương kiên nhẫn…một gương khiêm nhường, hãy nhìn cây Thánh giá’.

Thánh Tôma yêu Chúa trong kinh nguyện, trong lao động và trong sự tìm kiếm chân lý. Ngài luôn tìm chân lý, nhưng rất nhân từ, ngay với kẻ thù. Peckham, giáo sư Dòng thánh Phanxicô, đánh giá thánh Tôma “một người tranh luận tuyệt vời, nhưng vẫn luôn nghiêm khắc, đạo đức và nhân ái trong khi tranh luận”.

Tô bầy tỏ tình yêu đối với khoa học thánh.
Tác phẩm vĩ đại của thánh tiến sĩ Thiên Thần được tô vẽ trong một bức tranh mà người ta có thể chiêm ngắm trong thánh đường Santa Maria Novella ở Florence (Chiến thắng của sự khôn ngoan: thế kỷ thứ XIII). Giữa bức tranh, thánh Tôma ngồi, cầm quyển sách đang mở và người ta đọc được hàng chữ: Tôi cầu nguyện và Chúa đã ban sự khôn ngoan cho tôi. Tôi van xin, Thần trí khôn ngoan đến với tôi. Tôi ưa thích Thần trí này hơn mọi ngai vàng hay vương trượng ; bên cạnh sự khôn ngoan này, tôi không coi sự giàu sang là cái gì cả”. (Kn 7,7-8)

Theo thánh Tôma Aquinô, sự khôn ngoan là điều kiện của cả tình yêu, chỉ vì, theo ngài, ’sự hạnh phúc của một tạo vật có lý trí được tìm thấy trong sự khôn ngoan’.

Trong Lời Nguyện Nhập Lễ, chúng ta cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta hiểu những lời giảng dạy và noi gương sáng của thánh Tôma. Vì thế, về việc đào tạo hàng giáo sĩ, điều 252 của Giáo Luật, ghi chú về vị thánh tiến sĩ này: ‘Cần có các lớp về thần học Tín Lý, luôn luôn dựa vào Lời Chúa chứa đựng trong Thánh Kinh cùng với thánh Truyền, nhờ vậy, với thánh Tôma làm tôn sư, các chủng sinh học biết tường tận mầu nhiệm cứu độ.’

Thánh Tôma Aquinô nói : ‘Sự khôn ngoan được ban cho những ai khao khát; ai chiếm hữu được sự khôn ngoan sẽ trở thành bạn của Thiên Chúa.’
Thánh Tôma cho ta thấy phải khao khát sự khôn ngoan để có thể đạt được nó bằng chiêm ngắm, cầu nguyện và học hỏi không ngừng, vì “Ánh sáng của Thần Trí tràn đầy tình yêu” chỉ có thể được ban cho những ai luôn sống trong khổ hạnh.

4. Cầu nguyện
Lạy Chúa, Chúa làm cho thánh Tô-ma trở nên bậc thầy lỗi lạc vì đã ban cho người lòng tha thiết sống cuộc đời thánh thiện và hăng say giảng dạy đạo lý cao siêu. Xin Chúa thương mở lòng soi trí để chúng con thêm hiểu biết giáo huấn của người và cố gắng noi gương người mãi mãi. Chúng con cầu xin nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa và là Chúa chúng con, Đấng hiển trị cùng Chúa trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.

5. Thực hành / Noi gương thánh nhân
Lý trí là món quà của Thiên Chúa để học hỏi và hiểu biết những mầu nhiệm đức tin. Lý trí và đức tin là hai lãnh vực khác nhau nhưng không đối kháng nhau, giúp ta hiểu biết và yêu mến Thiên Chúa.

“Do đó chúng ta phải nói rằng sự nhận biết bất cứ chân lý nào đều cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa, để sự hiểu biết đó được Ngài thúc đẩy đến hành động. Nhưng họ không cần một khai sáng mới ngoài sự khai sáng tự nhiên của họ, để hiểu biết chân lý trong mọi sự, ngoại trừ một vài chân lý vượt quá sự hiểu biết tự nhiên” (Summa Theologica, 1-2, 109, 1).

Thánh Tôma Aquinô có biệt tài viết sách về Thiên Chúa đến nỗi mọi nơi trên thế giới và mọi thời đại trải qua nhiều thế kỷ, người ta đã sử dụng sách vở của ngài. Các bài giảng thuyết về Thiên Chúa và về đức tin của Tôma xuất phát từ tấm lòng yêu mến Thiên Chúa hết sức nồng nàn. Tôma rất gây ấn tượng vì ngài không cố ý tạo ảnh hưởng của mình trên bất cứ ai. Với trọn cả con tim, Tôma chỉ muốn hiến dâng đời sống mình phục vụ Chúa Giêsu và Giáo hội. Thánh Tôma Aquinô là một trong các vị Tiến sĩ thời danh nhất của Giáo hội Công giáo.

Tất cả việc học hành, viết sách hay giảng dạy không phải là điều làm cho Tôma Aquinônên thánh. Ngài trở nên một vị thánh là do sự chăm chỉ làm mọi việc với lòng kính mến Thiên Chúa. Nếu chúng ta cầu xin với thánh Tôma Aquinô, chúng ta sẽ được ngài trợ giúp.

Trong mỹ thuật, thánh Tôma Aquinô được trình bày trong tu phục Đaminh, cầm một quyển sách và một ngôi sao toả sáng trên ngực. Ngài cũng được vẽ chung với các thánh trong bức “Đội triều thiên cho Đức Trinh Nữ” (Fra Angelico), trong bức “Tranh luận về bí tích Thánh Thể” (Raphael, Vatican), trong bức “Khải hoàn của thánh Tôma Aquin” (Zurbaran, Séville).

Thánh Tôma Aquinô có biệt tài viết sách về Thiên Chúa đến nỗi khắp nơi trên thế giới và trải qua nhiều thế kỷ người ta đã sử dụng sách vở của ngài. Các bài giảng thuyết về Thiên Chúa và về đức tin của Tôma xuất phát từ tấm lòng yêu mến Thiên Chúa hết sức nồng nàn. Tôma rất gây ấn tượng vì ngài không cố ý tạo ảnh hưởng của mình trên bất cứ ai. Với trọn cả con tim, Tôma chỉ muốn hiến dâng đời sống mình phục vụ Chúa Giêsu và Giáo hội. Thánh Tôma Aquinô là một trong các vị Tiến sĩ thời danh nhất của Giáo hội Công giáo.

Lm. Nguyễn Tất Thắng OP